Tại Mỹ, khi một chiếc xe không sử dụng được nữa, nó sẽ được cho ra bãi chờ ép thành “sắt vụn” rồi tái chế. Những mẫu xe còn mới sẽ có thời gian nằm chờ để nhiều người đến tìm mua lại phụ tùng; sau một thời gian cũng sẽ được “hóa kiếp” thành sắt vụn để tái chế. Trong khi đó, “nghĩa địa xe” tại Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp mua xác xe về; sau đó tháo rời từng bộ phận, phân loại và bán cho người có nhu cầu.
Vô vàng chủng loại
Một số “nghĩa địa xe” ở Hà Nội tập kết hầu hết từ xe bị đâm đụng, tai nạn; ngập nước, không còn khả năng sửa chữa. Nhưng một số phụ tùng trên xe vẫn còn có thể dùng được nếu lắp vào xe khác cùng loại; các loại linh kiện này sẽ được tháo ra và bán rẻ lại cho các garage sửa chữa hoặc cá nhân nào đang tìm kiếm phụ tùng cùng loại.
Một số phụ tùng phổ biến như lốp xe, la-zăng, vô lăng, ghế ngồi; đèn trước, đèn sau, các cánh cửa, nắp capo, hệ thống phanh, hệ thống treo, các chi tiết gầm…; Đều được tháo ra và bán lại nếu còn sử dụng được. Ngay cả các chi tiết nhỏ của động cơ cũng có thể được sử dụng lại. Những người đang sử dụng xe hư hỏng có thể may mắn; tìm được phụ tùng cùng loại với giá rẻ hơn chính hãng nhưng vẫn có thể sử dụng tốt.
Nhu cầu mua phụ tùng tăng
Các mặt hàng phổ biến thường bán được nhanh hơn như lốp xe, mâm xe, các loại đèn,… Sau đó là các bộ ghế điện của xe cao cấp được dùng để độ lại cho các xe thấp cấp hơn cũng được trưng dụng lại. Loại hàng này hiện nay trở nên khá phổ biến với nhu cầu cá nhân hóa của nhiều chủ xe ô tô tại Việt Nam.
Thậm chí, một số món linh kiện nhỏ như các nút bấm, cửa gió điều hòa; cần số hay cụm đồng hồ tốc độ cũng có thể được mua lại để độ chế cho các xe khác. Nếu cần, người mua cũng có thể đến tận nơi để tìm kiếm đúng món linh kiện theo nhu cầu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có hứng thú với những món phụ tùng từ “nghĩa địa xe” này; nhiều người lo ngại vấn đề tâm linh khi sử dụng lại linh kiện từ các xe bị tai nạn. Do vậy khách hàng chủ yếu từ các nghĩa địa này thường là các garage sửa chữa ô tô.