Với tình hình thế giới phát triển như hiện nay, nhiều hãng xe cũng theo đó ra đời. Vậy đâu là những loại xe thuộc top xe SUV; trong đó với sự góp mặt của một số hãng xe nổi tiếng như: Nissan Rogue, Kia Telluride, Mazda CX-5, Honda CR-V, Toyota 4Runner, Jeep Wrangler, Maserati Levante, Jeep Cherokee, BMW X7, Toyota Land Cruiser. Những dòng xe này hiện rất được ưa chuộng trên thế giới với nhiều tính năng công nghệ xe vượt trội đặc việt là Honda CR-V.
Tuy nhiên dù có tốt đến đâu thì vẫn còn số hạn chế nhất định. Rất có lợi thế nếu chẳng may va chạm vào xe khác nhờ trọng lượng lớn và gầm cao. Tuy nhiên với trọng lượng lớn thì xe phải hao tốn lượng lớn nhiên liệu. Ngoài ra dòng xe này vẫn còn một số điểm mù phía sau xe rất dễ gây nguy hiểm. Điều thú vị là những chiếc xe này được thiết kế để nhắm mục tiêu khách ở thành phố cũng như ở những vùng đất khó đi lại với ngoại hình khá dễ thương. Sau đây hãy cùng tìm hiểu công nghệ Honda CR-V sắp được ra mắt.
Mục lục
Công nghệ mới ra mắt được nhiều người quan tâm
Ngay sau khi Honda CR-V 2020 chính thức ra mắt, phóng viên Cartimes đã có thời gian tìm hiểu và trải nghiệm thực tế công nghệ Honda Sensing trên mẫu xe mới này.
Honda Sensing được hiểu như thế nào
Honda Sensing là gói trang bị an toàn độc quyền do Honda phát triển lần đầu tiên được nhắc tới vào năm 2015. Các tính năng của Honda Sensing hoạt động dựa trên camera được bố trí quanh xe; và hệ thống radar để hỗ trợ người lái xe trong quá trình di chuyển trên đường. Trên hết, Honda Sensing sẽ đưa ra cảnh báo cho người lái khi họ có nguy cơ xảy ra va chạm cũng như tác động vào việc điều khiển và phanh chính xác trong điều kiện nguy hiểm.
Tính năng mới Honda Sensing mang đến
Gói trang bị Honda Sensing bao gồm 10 tính năng: Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng bao gồm dải tốc độ thấp (ACC with LSF), hỗ trợ giữ làn đường (LKAS), phanh giảm thiểu va chạm (CMBS), hỗ trợ tránh lệch làn đường (RDM), cảnh báo va chạm phía trước (FCW), cảnh báo lệch làn (LDW), cảnh báo giao thông phía sau, hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB), Honda Land Watch và hệ thống thông tin điểm mù.
Các tính năng hoạt động như thế nào
Trong đó những tính năng chính bao gồm:
- Hệ thống phanh giảm thiểu va chạm (CMBS): Cảnh báo người lái khi phát hiện vật cản phía trước. Ngoài ra, trong trường hợp người lái không thể tránh khỏi va chạm, hệ thống sẽ tự động phanh để giảm thiểu thiệt hại.
-
Hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB): Trong điều kiện lái xe vào ban đêm; hệ thống tự động chuyển đổi giữa đèn chiếu gần và đèn chiếu xa tùy thuộc vào tình trạng giao thông.
-
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng bao gồm dải tốc độ thấp (ACC with LSF): Hỗ trợ duy trì khoảng cách với phương tiện phía trước khi lái xe trên đường cao tốc. Hệ thống sẽ tự động tăng tốc và giảm tốc giúp việc lái xe thoải mái hơn. Cùng với việc được thích ứng với dải tốc độ thấp, hệ thống giúp mở rộng khả năng duy trì khoảng cách kể cả trong tình huống phương tiện phía trước dừng lại.
-
Hệ thống giảm thiểu chệch làn đường (RDM): Cảnh báo và hỗ trợ người lái đi đúng làn đường khi hệ thống phát hiện xe di chuyển quá gần; hoặc đè lên vạch kẻ phân cách các làn đường.
-
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LKAS): Hỗ trợ đánh lái để giữ cho xe luôn đi ở giữa làn đường, đồng thời hiển thị cảnh báo trong trường hợp xe đi chệch khỏi làn đường.
Trải nghiệm công nghệ mới cùng Honda CR-V
Trong buổi chạy thử Honda CR-V 2020, người viết được trải nghiệm hệ thống Honda Sensing qua 3 bài thử với các hướng dẫn viên của Honda Việt Nam.
Bài đầu tiên
Trải nghiệm hệ thống phanh giảm thiểu va chạm (CMBS); chiếc xe được di chuyển với vận tốc khoảng 25 km/h, người lái sẽ bỏ chân ga và chân phanh; khi tới gần vật cản và có thể gây va chạm; hệ thống phanh sẽ tự động kích hoạt, chiếc xe sẽ dừng lại trước vật cản. Về cơ bản, hệ thống nào cũng chỉ hỗ trợ người lái và trong điều kiện thực tế; người lái vẫn là người quyết định chính trong quá trình di chuyển; chỉ khi xảy ra tình huống bất khả kháng mới cần tới sự trợ giúp của hệ thống an toàn.
Bài thử thứ 2
Là giảm thiểu lệch làn (RDM), người lái sẽ bật tính năng tránh lệch làn bằng nút trên vô lăng và hiển thị trên đồng hồ. Trải nghiệm thực tế cho thấy, vô lăng sẽ rung lên trong quá trình xe di chuyển lệch làn, nhưng chưa chủ động đánh lái trở lại. Tuy nhiên, trong điều kiện đường thử có giới hạn; tính năng chưa được phô diễn được hết khả năng
Bài thử cuối cùng
Là trải nghiệm hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng bao gồm dải tốc độ thấp (ACC with LSF). Với dải tốc độ thấp từ 0 – 30 km/h, khi kích hoạt; chiếc xe sẽ từ từ bò đi theo tốc độ của xe phía trước ở khoảng cách khoảng 20m. Trong khi đó, ở dải độ cao, hệ thống này hoạt động từ tốc độ 31 tới 180 km/h; trải nghiệm thực tế trên đại lộ Thăng Long; cho thấy khả năng bám theo xe phía trước khá an toàn ở tốc độ 80 – 90 km/h; tuy nhiên do điều kiện giao thông khá đông nên việc bị cắt đuôi là rất dễ xảy ra.
Nguồn: Cartimes.vn