Posted on 904  

Việc sử dụng xe máy như thế nào mới giữ được độ bền cho xe. Mô hình xe gắn máy mới khi xuất xưởng hoặc mô hình khi sửa đổi động cơ cũ chủ yếu là xi lanh, pít tông, vòng, ép, phải chạy trong một thời gian nhất định. Nếu vận hành xe tốt động cơ sẽ tăng tuổi thọ sử dụng. Như vậy sẽ không làm hỏng động cơ.

Thời gian lái xe là 500-2000 km, tùy thuộc vào loại xe và nhà sản xuất. Mặc dù việc gia công các chi tiết rất chính xác, bề mặt đã được đánh bóng. Nhưng trên thực tế vẫn có những gợn sóng nhất định trên bề mặt tiếp xúc của chúng. Khi tiếp xúc với nhau, chỗ nhấp nhô sẽ sinh ra nhiều ma sát, lực tác dụng càng lớn, các chi tiết có độ nhấp nhô càng lớn. Như vậy càng dễ mài mòn và hư hỏng bề mặt ma sát. Vì vậy, để làm cho các bề mặt ma sát ăn khớp với nhau; hãy mài mòn chúng từ từ trong điều kiện tải trọng tăng dần để chúng có thể chịu được lực lớn hơn trong tương lai. Nói chung, các vấn đề sau đây cần được lưu ý trong bài viết sau.

Vậy quy trình bảo dưỡng xe 

Vậy quy trình bảo dưỡng xe 

Phần khung sườn: Kiểm tra vành xe, nan hoa; bôi trơn các chi tiết chuyển động, tra dầu tay ga và dây ga; bảo dưỡng giảm sóc trước/sau, phanh trước, các loại dây cáp.

Phần động cơ: Rửa bầu lọc khí, bảo dưỡng chế hoà khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, điều chỉnh côn, kiểm tra và thay dầu máy, căn chỉnh xupap, đổ thêm nước nạp ắc quy.

Đối với xe phun xăng điện tử: Kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra hoạt động các cảm biến, kiểm tra/thay thế lọc bơm xăng (nếu cần), các chi tiết trong hệ thống phụ xăng.

Hệ thống truyền lực: Kiểm tra cần khởi động, siết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe, tra mỡ trục càng sau, bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng phanh sau, dàn để chân. Bảo dưỡng nhông xích tải. Bảo dưỡng phanh sau. Tra mỡ trục càng sau

Không nên để động cơ làm viêc nhiều

Nếu chở nặng hay chạy nhanh, động cơ sẽ làm việc với công suất lớn. Vì vậy áp suất tác dụng lên ổ trục (bạc đạn) mặt ma sát rất lớn, dễ làm hư hại trạng thái rà khít các bề mặt làm việc. Trong 500 km đầu tiên tốc độ ở trong khoảng 30 – 45 km/h nên luôn luôn thay đổi số và chạy theo quán tính (vídụ: Số 1: tốc độ không quá 10 – 15 km/h, số 2: không 20 – i25 km/h, số 3: không quá 30 – 40 km/h).

Nên dùng dầu nhờn có độ nhớt nhỏ

Trong quá trình chạy rà, ma sát ở các ổ trục, pít-tông, xylanh đều rất lớn nên nhiệt độ mặt ma sát rất cao, vì vậy nên dùng dầu nhờn có độ nhớt nhỏ hơn bình thường. Nhưng nhớt pha xăng xe 2 thì phải nhiều hơn bình thường một ít, thường tỉ lệ lúc này khoảng 1/16 – 1/20. Sau 500 km phải thay nhớt mới mặc dù nhớt cũ còn tốt, nhưng thật ra trong đó có cát, “mạt” nghiền nhỏ ở mặt ma sát tróc ra. Nên thay dầu bôi trơn lúc máy nóng để các mạt dễ theo nhớt ra ngoài.

Không chạy xe trên đoạn đường xấu

Không nên chạy xe trên các đoạn đường xấu, nhiều ổ gà và độ dốc cao. Khi đi xe trên đường dài mỗi lần xe chạy được khoảng 50 km nên để động cơ nghĩ khoảng 10 phút. Trước khi ngừng nên cho xe giảm tốc độ một cách từ từ, không ngừng máy độ ngột.

Nên chú ý đến tốc độ

Ở gian đoạn 500 km kế tiếp thỉnh thoảng nên tăng tốc độ xe lên khoảng 50 – 60km/h. khi đã chạy được 1500 km thỉnh thoảng có thể chạy hết ga, nếu kỹ nên duy trì tình trạng rà máy tới 2000 km. Sau khi thay nhớt lần đầu tiên, sau đó cứ 1000 km thay nhớt 1 lần đối với xe 4 thì và 3000 km 1 lần đối với xe 2 thì hay theo chỉ dẫn nhà chế tạo. Sau khi xe chạy rà máy có thể sử dụng ở mọi tốc độ.

Chạy rốt-đa

Chạy rốt đa

Đối với tuổi thọ của một chiếc xe gắn máy, không có giai đoạn nào quan trọng hơn giai đoạn chạy rốt-đa; từ 0 đến 1000 km.

Trong giai đoạn này, động cơ còn mới nguyên, các chi tiết tiếp xúc chuyển động tương đối sẽ rà khít với nhau và tạo khe hở hoạt động chính xác. Nên cần tránh việc hoạt động hết ga liên tục; chạy quá tải hay bất cứ điều gì có thể làm cho động cơ bị quá nhiệt.

Nhiều người chọn cách đỗ xe tại chỗ và để động cơ chạy không tải trong vài giờ để chạy rốt-đa; tuy nhiên đó lại không phải là cách tối ưu. Khoảng thời gian từ km đầu tiên tới km thứ 1.000 là giai đoạn quan trọng nhất; giúp bạn có thể kéo dài độ bền của chiếc xe nếu biết thực hiện đúng cách.

Bản chất của việc chạy rốt-đa giống như quá trình “khởi động”; tạo độ mòn đều trên chi tiết, tránh hư hỏng, cong vênh bởi ma sát khi các chi tiết chuyển động. Người ta thường chỉ chú ý tới động cơ trong quá trình này; nhưng sự thật là hộp số và hệ chuyển động mới là những chi tiết cần được mài giũa nhất.

Thay linh kiện

Linh kiện quá thời hạn sử dụng sẽ hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu năng và tuổi thọ xe. Bạn cần thay mới lọc gió, bugi, dầu láp sau 6000 – 8000 km và châm thêm nước làm mát sau 10000km.

Vận hành xe

Ở lần vận hành đầu tiên, bạn cần chú ý đổ đầy dầu nhớt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, để động cơ chạy không tải trong vài phút để dầu nhớt bôi trơn toàn bộ các chi tiết. Nhưng không nên để như thế quá lâu, cần chạy xe để gió làm mát động cơ.

Giai đoạn đầu

Tránh vận hành xe liên tục quá 1/3 độ mở tay ga. Sau một tiếng vận hành xe liên tục, nên đỗ lại 5 đến 10 phút để cho động cơ nguội đi tự nhiên.Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, không nên giữ nguyên tay ga ở một vị trí.

500 km đầu tiền

Tránh vận hành xe liên tục quá 1/2 độ mở tay ga. Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga.

Bạn nên lưu ý, sau 500 đến 1000 km đầu, phải thay dầu nhớt động cơ, thay dầu nhớt bộ truyền cuối (dầu cầu hay dầu láp) đối với xe tay ga. Bạn cũng nên thay lọc dầu tinh (nếu có) và vệ sinh lọc nhớt (loại lọc dạng lưới)

1000 km đầu tiên

Tránh vận hành xe liên tục quá 3/4 độ mở tay ga. Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga.

1000 km về sau

Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không nên chạy hết ga trong thời gian dài liên tục.

Nếu như xe bạn là xe mới

Xét về mặt kỹ thuật, chạy rốt-đa xe mới không đòi hỏi quá nhiều điều kiện khắt khe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để chạy rốt đa đạt được hiệu quả cao nhất.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng, chạy rốt đa đơn giản là thời kỳ đầu tạo độ mòn đều; không bị vênh giữa các cơ cấu ma sát. Trong đó, động cơ thường được chú ý nhất khi chạy rốt-đa. Tuy nhiên, trên thực tế, hộp số và hệ truyền động cũng là những nơi có ma sát lớn; giữa các bộ phận nên cũng cần sử dụng đúng cách để tăng tuổi thọ.

Khoảng thời gian từ km đầu tiên tới km thứ 1.000 là giai đoạn quan trọng nhất giúp bạn có thể kéo dài độ bền của chiếc xe nếu biết thực hiện đúng cách. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chạy rốt đa cho xe mới:

Không để máy nổ nhiều giờ

Không để máy nổ nhiều giờ

Theo anh Tâm, nhân viên kĩ thuật tại đại lý do Honda ủy nhiệm trên đường Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội. Khi mới mua xe máy, nhiều người chạy rốt đa bằng cách đỗ xe tại chỗ và để động cơ chạy không tải trong vài giờ. Tuy nhiên đó lại không phải là cách tối ưu.

Vì khi nổ máy tại chỗ (đặc biệt với những loại xe làm mát bằng không khí); thì trong điều kiện này khả năng cung cấp gió cho làm mát động cơ rất kém; (kể cả trường hợp dùng nước để xối vào động cơ hay dùng quạt gió để thổi).

Ngoài ra, trong khi nổ máy tại chỗ, chỉ có động cơ làm việc còn phần truyền lực lại không. Trong khi đó, phần này cũng cần chạy rà. Vì vậy, việc nổ máy tại chỗ trong vài giờ để chạy rốt đa là không cần thiết.

Kèm theo đó, anh Tâm còn khuyên rằng ở lần vận hành đầu tiên; bạn cần chú ý đổ đầy dầu nhớt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Để động cơ chạy không tải trong vài phút để dầu nhớt bôi trơn toàn bộ các chi tiết. Ngay sau đó, bạn cần chạy xe để gió làm mát động cơ. Giai đoạn chạy rà xe trong 500 km đầu tiên rất quan trọng vì nếu biết cách chạy rốt đa hiệu quả sẽ tốt cho quá trình sử dụng sau này.

Chú ý đến vặn ga

Khi khởi động, bạn không nên vặn tay ga đi ngay mà cần để khoảng vài phút để cho máy nóng, tăng áp lực dầu để bôi trơn đầy đủ các chi tiết của động cơ. Trên thực tế, bề mặt các thiết bị trên xe không hoàn toàn nhẵn mà có nhiều lỗ nhỏ và gờ. Khi xe vận hành, dầu nhớt tạo ra một lớp mỏng giữa chúng để giảm ma sát. Vì thế khi chạy hết ga, dầu sẽ không đủ đáp ứng và các gờ trên bề mặt thiết bị sẽ xuyên qua màng dầu tác động lên các bộ phận khác, gây nên các vết lõm và vênh trong các bộ phận của hệ truyền động làm giảm tuổi thọ của xe.

Chú ý đến tải trọng xe

Không nên chở nặng, chở quá tải vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ truyền động. Việc tránh chở nặng ở vài trăm km là hết sức cần thiết.

Nên thay đổi tốc độ thường xuyên

Nên thay đổi tốc độ thường xuyên

Nếu chỉ chạy với một chế độ, sẽ làm cho hộp số hoạt động không đồng bộ. Điều này nhắc nhở bạn khi chạy rốt đa cũng nên thay đổi tốc độ một cách từ từ và đều đặn.

Số cao không nên chạy chậm

Chạy xe chậm với số cao khiến động cơ xe làm việc nặng nhọc hơn. Đối với các xe đời cũ, trên đồng hồ công tơ mét còn có hướng dẫn phân chia nên chạy ở tốc độ nào với số nào. Do đó, các bạn có thể điều chỉnh số phù hợp với tốc độ của xe.

Không chạy trên đoạn đường xấu

Không chạy trên đoạn đường xấu

Khi chạy trên địa hình phức tạp, hộp số và hệ thống truyền động chịu áp lực tải cao hơn, trong khi đó máy móc mới còn nhiều vụn kim loại, dễ gây mài mòn.

Địa hình phức tạp, nhiều ổ gà là nơi các chủ xe mới nên tránh.

Chú ý đến việc tăng tốc

Bạn nên tránh rồ ga thốc động cơ đồng thời tránh phanh gấp trong 300 km đầu tiên. Bởi việc tăng tốc đột ngột hay phanh gấp sẽ tạo ra lực ma sát lớn khiến độ mòn tăng lên. Tạo khe hở và các cơ cấu không còn ăn khớp với nhau.

Thay dầu

 Cuối cùng, một chú ý rất quan trọng đối với người sử dụng xe máy mới. Sau 500 – 1.000 km đầu hoặc khi đã chạy được 2 tháng, bạn phải thay dầu nhớt động cơ; dầu nhớt bộ truyền cuối (dầu cầu) (đối với xe automatic), thay lọc dầu tinh (nếu có). Vệ sinh lọc nhớt (loại lọc dạng lưới). Việc thay dầu ở giai đoạn này có tác dụng bôi trơn lại các bề mặt chuyển động để giảm ma sát; làm kín các bề mặt chi tiết chuyển động, làm sạch các chất bẩn trong động cơ và làm mát một phần các chi tiết trong động cơ.

Nguồn: Tailocnguyen.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *