Posted on 951  

Tại Việt Nam, ô tô được xếp vào nhóm mặt hàng xa xỉ bởi giá thành rất cao. Chính vì vậy, không phải bất cứ ai cũng có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe hơi hoàn toàn mới. Đó là lý do nhiều người lựa chọn mua lại những chiếc xe đã qua sử dụng. Thị trường ô tô cũ tại Việt Nam cũng vì thế mà luôn đa dạng, sôi động. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được chiếc xe cũ vừa đảm bảo chất lượng, vừa hợp lý về giá thành? Chiếc xe đó liệu có từng va chạm, bị cháy nổ hay ngập nước hay không? Liệu nó đã từng gây tai nạn? Đó là điều mà không phải ai cũng biết.

Trước một “rừng” xe cũ trên thị trường hiện nay, nhiều người không khỏi băn khoăn khi đứng trước các lựa chọn. Đặc biệt, sau những vụ “bóc phốt” xe cũ gây tai nạn được bán với giá cao, người tiêu dùng cũng đang dần mất niềm tin vào các dòng xe cũ. Họ không khỏi lo lắng về chất lượng của chiếc xe. Và vì thế, những địa chỉ bán xe cũ uy tín sẽ là nơi mà họ “chọn mặt gửi vàng”.

Ô tô cũ có được rao bán theo đúng chất lượng?

Gần đây, trên mạng liên tiếp xuất hiện các vụ “bóc phốt” liên quan đến việc những chiếc ô tô cũ kém chất lượng. Những chiếc xe từng bị tai nạn được nhiều cửa hàng tân trang, sửa chữa. Sau đó, họ rao bán lại với giá như xe cũ bình thường. Đồng thời, cam kết không đâm đụng, ngập nước. Điều này gây ra không ít lo ngại cho người tiêu dùng khi muốn tìm mua ô tô cũ uy tín.

Ít ngày gần đây, chiếc xe Mercedes-Benz C250 cũ được rao bán trên mạng với giá 760 triệu đồng đã thu hút không ít sự chú ý. Nhiều người còn coi đây là một món hời khi xe còn khá mới. Tất nhiên, người bán cũng cam đoan vẫn chưa “đâm đụng, ngập nước”.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, cư dân mạng đã tìm ra nguồn gốc của chiếc xe. Thực tế, lịch sử của chiếc xe sang cũ này không hề được “lung linh” như vẻ bề ngoài. Theo đó, họ phát hiện một chiếc xe với hình dáng, màu sắc và biển số như trong thông tin rao bán đã đâm vào một gốc cây trước một cửa hàng ở tỉnh Phú Thọ vào khoảng giữa năm 2019.

“Lịch sử” của những chiếc xe cũ khiến người tiêu dùng “tá hỏa”

Trước đó, vào tháng 6/2020, một chiếc Hyundai Kona cũ màu xanh dương cũng được rao bán trên mạng với giá 605 triệu đồng. Thậm chí, nó còn khá mới khi được đăng ký lần đầu vào năm 2019. Tuy nhiên, lời khẳng định xe chưa từng va chạm hay thủy kích cũng bị phát hiện không đúng sự thật.

Chiếc xe này vốn cũng từng gặp tai nạn ở khu vực đèn giao thông ngã ba Phạm Văn Đồng – Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai vào ngày 20/6/2019. Qua các hình ảnh từ bài báo cách đây gần 2 năm, có thể thấy xe Hyundai Kona khi đó đã đâm vào cây ven đường. Chúng bị móp và hư hỏng khá nhiều ở phần đầu xe bên tài xế.

"Lịch sử" của những chiếc xe cũ khiến người tiêu dùng "tá hỏa"

Hôm 9/3, cư dân mạng cũng được một phen “tá hỏa”. Chiếc xe Hyundai Elantra được ráo bán trên một nhóm Facebook cũng bị phát hiện đã từng đâm tử vong một nữ lao công vào cuối năm ngoái. Khác với những người bán trước đó, xe chỉ được cam kết “bao check hãng toàn quốc”.

Vụ tai nạn chết người này xảy ra vào đêm ngày 21/1. Ông Vũ Văn Vương (Đội trưởng Đội thanh tra số 2, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên) điều khiển chiếc Hyundai Elantra này đi ngược chiều từ chợ Đầu (Tiên Lữ, Hưng Yên) về Chợ Gạo (TP Hưng Yên). Sau đó, ô tô này đã đâm tử vong chị H. (38 tuổi, trú Tiên Lữ). Chị là nhân viên của Cty môi trường đô thị TP Hưng Yên.

Niềm tin của người mua vào ô tô cũ dần cạn kiệt!

Bình luận về vấn đề này, nhiều người cảm thấy khá lo lắng. Nhiều vụ ô tô cũ được “tẩy trắng” để bán lại. Mục tiêu thường tập trung vào đối tượng khách hàng thiếu hiểu biết. Tâm lý ưa chuộng những chiếc xe được quảng cáo “ngon, bổ, rẻ”. Chưa rõ những người rao bán này trực tiếp “hô biến” để làm mới lại ô tô tai nạn. Thậm chí, “làm mới” cả một số chủ nhân trước đó. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Đồng thời, khiến họ ngày càng đắn đo hơn khi lựa chọn xe cũ.

Niềm tin của người mua vào ô tô cũ dần cạn kiệt!

Một tài khoản Facebook cho rằng tốt nhất nên mua ô tô mới. Bởi sau nhiều vụ việc liên tiếp xảy ra thì niềm tin của người dùng cũng cạn kiệt. “Có tiền thì mua xe mới cho chắc ăn. Không đủ thì cố gắng vay mượn mua mới cho yên tâm. Chứ tôi thấy nhiều trường hợp kiểu này dạo gần đây quá”.

Trong khi đó, để có được sự an tâm hơn khi mua hàng, một người khác gợi ý nên thành lập đơn vị chuyên về nguồn gốc của xe cũ trên thị trường: “Rất cần có một cơ sở dữ liệu để dễ tra cứu các thông tin về ô tô cũ. Bởi đảm bảo nguồn gốc chắc chắn là ưu tiên của người tiêu dùng”.

Đâu là giải pháp cho vấn đề?

Để tránh được những chiếc ô tô từng đâm đụng hay va chạm không phải một việc dễ. Theo anh Chung-chủ cửa hàng ô tô cũ trên đường Nguyễn Chánh. “Chỉ những thợ chuyên mới có thể kiểm tra được. Người không có kinh nghiệm rất khó nhận biết được những chiếc xe đã bị đâm đụng hay ngập nước”.

Trong khi đó, kỹ sư Lê Văn Tạch chia sẻ về vấn đề này. “Tôi có gặp một số trường hợp khách đặt cọc ô tô cũ ở các cửa hàng. Tuy nhiên, khi đi kiểm tra thấy nhiều lỗi nên đã hủy việc mua bán. Thậm chí, họ còn bỏ cả tiền cọc”.

Đâu là giải pháp cho vấn đề?

Theo đó, anh cũng khuyên những người có ý định “tậu” một chiếc ô tô cũ. “Mua xe cũ có nhiều rủi ro. Khách hàng nên đi cùng những người có kinh nghiệm để nhờ họ xem giúp. Thậm chí, bạn có thể đưa vào các gara, xưởng dịch vụ của hãng để kiểm tra cụ thể. Nếu quá lo ngại thì nên mua luôn xe mới để đảm bảo chất lượng nhất”.

Lời kết

Thị trường ô tô Việt Nam đang tăng mạnh về số lượng những năm gần đây. Nó trở thành một điểm sáng của khu vực trong giai đoạn dịch COVID-19 còn nhiều tác động rõ nét. Điều này kéo theo việc buôn bán ôtô cũ cũng nhộn nhịp hơn. Người tiêu dùng có nhu cầu bán xe cũ để đổi xe mới. Ngược lại, cũng có người muốn bán oto cũ để đổi những chiếc khác có đầy đủ công năng hơn. Và tất nhiên, xe vẫn phù hợp với túi tiền.

Để có được xe vừa ý, không dính “phốt” trước đây, khách hàng sẽ phải chịu khó chọn những nơi uy tín hoặc kiểm tra kỹ hơn các sản phẩm được rao bán rộng rãi trên nhiều trang web và mạng xã hội phát triển hiện nay.

Nguồn: Cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *