SSC North America là một hãng siêu xe không mấy phổ biến đến từ khu vực Bắc Mỹ. Song, hãng vẫn chứng tỏ được thực lực của mình với mẫu siêu xe đình đám SSC Tuatara. Việc nghiên cứu để thiết kế và lắp đặt xe mất khá nhiều thời gian trước khi ra mắt. Và dĩ nhiên, SSC Tuatara không khiến mọi người thất vọng. Mới đây, siêu xe này đã chứng minh được những ưu việt trong thiết kế động cơ của mình. Cụ thể, SSC Tuatara đã thành công xác lập kỷ lục về tốc độ, trở thành mẫu xe thương mại có tốc độ nhanh nhất thế giới. Điều này không chỉ khẳng định giá trị của siêu xe mà còn giúp nâng tầm giá trị thương hiệu của hãng SSC trong số các hãng xe châu Mỹ.
Siêu xe này có số lượng giới hạn chỉ khoảng 100 chiếc và mức giá rất cao. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn hợp lý bởi chất lượng và những ưu việt nó mang lại. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu rõ hơn về thành tích cũng như ưu điểm của SSC Tuatara. Hy vọng những thông tin tiếp theo sẽ mang đến thú vị cho bạn đọc!
Mục lục
SSC phá vỡ kỷ lục về tốc độ
Với thành tích 532,7 km/h, SSC Tuatara đã chính thức trở thành mẫu xe sản xuất thực tế có tốc độ nhanh nhất thế giới. SSC đã phá vỡ kỷ lục tốc độ thế giới với mẫu Tuatara. Siêu xe lập thành tích 331 dặm/h, tương đương 532,7 km/h. Tốc độ trung bình hai chiều là 316,11 dặm/h (508,7 km/h). Cuộc đua diễn ra trên một con đường được phong toả ở Nevada, Mỹ. Đây cũng là nơi mẫu Koenigsegg Agera RS vào năm 2017 đã ghi nhận tốc độ trung bình hai chiều là 277,9 dặm/h (447,2 km/h) và tốc độ cực đại 284,55 dặm/h (457 km/h).
Không chỉ chạy một chiều như Bugatti đã làm với mẫu Chiron Super Sport 300+ rồi công bố kết quả 304,77 dặm/h, hãng Shelby SuperCars (SSC) cho xe chạy cả hai chiều đúng như quy định của Guiness. Thế nên thành tích đã được công nhận. Chiếc Tuatara vừa lập kỷ lục tốc độ do tay đua người Anh Oliver Webb cầm lái. Anh đã đạt thành tích 301,07 dặm/h (484,53 km/h) trong lượt chạy đầu tiên và 331,15 dặm/giờ ở chiều về.
Động cơ SCC Tuatara
Để đạt mức tốc độ kỷ lục thế giới, hàng loạt các phát kiến công nghệ mới nhất đã được áp dụng trên SSC Tuatara. Trong đó nổi bật là vật liệu sợi carbon chuyên dụng cho các trang bị không gian. Thiết kế này đã giúp trọng lượng tổng thể của xe giảm xuống chỉ còn hơn 1.200kg. Kế đến, đội ngũ thiết kế của công ty chuyên về khí động học Podium Engineering và nhà thiết kế lừng danh Italia Pinifarina đã hợp tác suốt 3 năm để chế tạo ra vỏ SSC Tuatara. Chỉ số cản gió của nó thấp kỷ lục (chỉ 0,279 cd).
Siêu xe SSC Tuatara được trang bị động cơ V8 tăng áp kép 5.9L. Hệ thống động cơ cho công suất 1.750 mã lực khi chạy bằng xăng E85. Ngoài ra, xe có hệ số cản cực thấp, chỉ 0.279. “Trái tim” có công suất lên tới 1.750 mã lực của SSC Tuara do nhà thiết kế động cơ Mỹ Tom Nelson chế tạo riêng. Đây là động cơ V8 tăng áp kép với dung tích 5,9L. Điểm đáng nể nhất phải kể đến là độ bền đủ cao. Nhờ đó, xe có thể duy trì vận hành ở công suất tối đa trong khoảng thời gian đủ dài. Đây cũng là ưu điếm giúp “đẩy” chiếc xe lên tốc độ kỷ lục thế giới mới.
Một số thông tin khác
Để thành tích được ghi nhận, SSC Bắc Mỹ sử dụng thiết bị đo GPS có chứng nhận. Đồng thời có hai chứng nhận kỷ lục thế giới có thể xác minh tại chỗ. Khoảng 15 vệ tinh cũng được sử dụng để xác định chính xác tốc độ của Tuatara trong hai lượt chạy.
Gần đây nhất, Bugatti Chiron Super Sport 300+ đã lập kỷ lục tốc độ với thành tích 490,48 km/h, nhưng không được Guinness công nhận bởi Bugatti chỉ chạy một lần, trong khi kỷ lục yêu cầu chạy cả lượt đi và về.
Nguồn: Dantri.com.vn