Khi hàng loạt mẫu ô tô nhập khẩu miễn thuế bắt đầu giảm giá, trong đó có mức giảm giá hơn 100 triệu đồng, thị trường ô tô hạng sang nhập khẩu sẽ ngày càng sôi động. Do vướng Nghị định 116, lượng ô tô nhập khẩu từ ASEAN bị khan hiếm trong vòng 6 tháng. Hãy cùng ASB tìm hiểu nhé !
Nguồn cung khan hiếm khiến nhiều mẫu xe nhập khẩu miễn thuế xuất hiện dạng hàng “hot” như Honda CR-V hay Toyota Fortuner không những không giảm mà thậm chí còn tăng giá. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng thất vọng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi nhiều mẫu xe nhập khẩu miễn thuế bắt đầu giảm giá, thị trường ô tô nhập khẩu ngày càng sôi động. Mitsubishi Việt Nam vừa công bố giá bán loạt ô tô nhập khẩu với thuế 0% từ thị trường Thái Lan. Do đó, bắt đầu từ tháng 8, dòng xe nhập khẩu này sẽ được tung ra thị trường và bán với mức chiết khấu khá cao, giá dao động từ 15 – 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, có thông tin cho rằng, các cơ quan chức năng đang xây dựng lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô và có kế hoạch giảm thuế 2-3 năm một lần, từ 15% đến 30% / năm trong mỗi chu kỳ giảm. Các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng lộ trình giảm thuế là do Việt Nam quyết định, nhưng chỉ biết cuối cùng thuế suất phải điều chỉnh về 0%.
Mục lục
Bất ngờ ô tô hạng sang Mexico
Ô tô nhập khẩu từ Mexico bỗng dưng về nhiều, báo hiệu xu hướng xe nguyên chiếc từ các nước thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sắp tràn vào Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tuần đầu tháng 5/2018 có tổng cộng 88 chiếc ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu về Việt Nam; trong đó, có 52 chiếc nhập khẩu từ Mexico, tiếp đến là Trung Quốc 20 chiếc, còn lại có xuất xứ từ Đức, Slovakia, Nhật Bản và Canada,…
Theo một số nguồn tin, 52 chiếc xe này mang thương hiệu Đức, được sản xuất trong nhà máy đặt tại Mexico. Đây là mẫu xe được nhiều người dân Mexico lựa chọn; và còn được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada. Nhiều người cho rằng lượng ô tô nhập khẩu từ Mexico bỗng dưng về nhiều; báo hiệu xu hướng xe nguyên chiếc từ các nước thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện; và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP – tiền thân là hiệp định TPP) sắp tràn vào Việt Nam.
Ô tô Mexico về Việt Nam trước tiên phải vượt qua được “cửa ải” 116
Trong CPTPP, Nhật Bản và Mexico là hai quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển và năng lực xuất khẩu lớn. Với Mexico, năm 2015 đã vươn lên trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới. Từ năm 2006-2014, FDI chảy vào ngành công nghiệp này tại Mexico đã vượt con số 23 tỷ USD. Hiện nay, tất cả các thương hiệu ô tô tên tuổi trên thế giới; từ xe bình dân đến xe hạng sang, đều hiện diện đầy đủ tại Mexico. Ngành sản xuất ô tô được đánh giá là động lực của lĩnh vực công nghiệp quốc gia Mexico, hiện đóng góp hơn 3% tổng GDP.
Trong năm 2017, ngành công nghiệp ô tô của Mexico đã thu hút gần 6,9 tỷ USD vốn đầu tư trược tiếp nước ngoài (FDI); chiếm 23% tổng vốn FDI vào nước này. Trong đó, có gần một nửa (gần 3,4 tỷ USD) đổ vào sản xuất ô tô; và số vốn còn lại đầu tư vào sản xuất phụ tùng ô tô. Năm 2017, sản lượng ô tô của nước này đạt 3,77 triệu chiếc; và xuất khẩu 2,1 triệu chiếc.
Thị trường xuất khẩu chính của ô tô Mexico là Mỹ
Thị trường xuất khẩu chính của ô tô Mexico là Mỹ, chiếm 75,3% tổng số ô tô xuất khẩu; tiếp theo là Canada với 8,7% rồi đến khu vực Mỹ Latinh, châu Âu và châu Á,… Tại thị trường nội địa Mexico, hãng xe Nissan (Nhật Bản) giữ vị trí số một về doanh số, chiếm 23,8% thị phần; tiếp theo là General Motor (16,9%), Volkswagen (15,4%) và Toyota (6,5%).
Mexico là quốc gia có nhiều điều kiện hấp dẫn để thu hút các thương hiệu ô tô tên tuổi trên thế giới đến đầu tư. Chi phí sản xuất rất cạnh tranh. Chẳng hạn, chi phí sản xuất linh kiện ôtô ở Mexico thấp hơn 10%; các bộ phận cơ khí chính xác thấp hơn 8%; các chi tiết và linh kiện khác bằng kim loại và nhựa thấp hơn 13% so với Mỹ. Ngoài ra chi phí xây dựng nhà máy thấp, giá nhân công rẻ hơn so với Mỹ hay Nhật Bản,…
Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Mexico dự báo, sản lượng ô tô của nước này năm 2018 sẽ vượt 4 triệu chiếc. Mexico đang từng bước tiến gần tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 5 trên thế giới vào năm 2020; với sản lượng 5 triệu chiếc/năm.
Thêm lựa chọn mới cho ô tô hạng sang
Ngày 24/4/2018, Mexico đã trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Theo cam kết, hầu hết mặt hàng của các nước thành viên CPTPP; sẽ được Việt Nam mở cửa hàng rào thuế quan sau 7-10 năm nữa. Riêng đối với mặt hàng ô tô là sau 7 năm. Theo đó, ô tô hạng sang nhập khẩu từ các quốc gia này nếu đủ điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ thì thuế sẽ về 0%.
Việc các DN Việt Nam hướng đến nhập khẩu ô tô từ Mexico có lẽ là bước để thăm dò thị trường. Hiện nay, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Mexico về vẫn ở mức từ 55-70%. Nhưng có lẽ, đây là nguồn xe được các DN khai thác mạnh trong thời gian tới. Đầu tiên, xe nhập khẩu từ Mexico về sẽ phải vượt qua các quy định của Nghị định 116, tức là phải có giấy nhận chất lượng kiểu loại được cơ quan chức năng của Mexico cấp. Khi đó mới được làm thủ tục thông quan.
Có thể nói, xe nhập khẩu từ Mexico về có nhiều lợi thế. Mexico xuất khẩu xe chủ yếu sang Mỹ và Canada. Để ô tô vào thị trường Mỹ và Canada đòi hỏi có tiêu chuẩn chất lượng rất tốt, mới vượt qua được các hàng rào kỹ thuật cao của hai quốc gia này. Vì vậy, khi xuất khẩu sang Việt Nam sẽ dễ dàng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Xe xuất khẩu từ Mexico
Xe xuất khẩu từ Mexico hầu hết đều mang thương hiệu tên tuổi của Đức, Mỹ, Nhật Bản,…; vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam và là xe tay lái thuận; phù hợp với quy định về giao thông tại Việt Nam. Xe có giá thấp hơn so với xe của Nhật Bản hay Canada; nên có lợi thế cạnh tranh hơn khi nhập về Việt Nam. Bất lợi duy nhất là khoảng cách từ Mexico tới Việt Nam khá xa; do vậy cước phí vận tải, phí bảo hiểm sẽ cao hơn.
Tới năm 2025, khi thuế nhập khẩu ô tô trong khối CPTPP giảm về 0% thì ô tô từ Mexico; Nhật Bản, Canada sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhiều hơn. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm những lựa chọn mới bên cạnh xe nhập khẩu từ ASEAN.
Nguồn: Cafeauto.vn