Posted on 1,895  

Hệ thống phanh của ô tô phải luôn làm việc trong môi trường khắc nghiệt với lực ma sát lớn, nhiệt độ cao. Chính vì thế, nếu không thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô theo định kỳ. Hệ thống phanh sẽ thường bị gặp các lỗi trục trặc như bàn phanh bị thấp hoặc hẫng, bầu trợ lực phanh hỏng, má phanh bị mòn… Trong đó trường hợp thường gặp nhất bàn đạp phanh bị thấp, hẫng. Một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất khi lái xe là khi nhấn bàn đạp phanh và nhận thấy rằng bàn đạp phanh đi kịch xuống sàn. Nhưng xe vẫn không giảm được tốc độ ngay, mà diễn ra rất chậm. Tình trạng này không chỉ xấu mà còn rất nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng cho người tham gia giao thông.

Nếu bàn đạp phanh bị khựng, bị hụt hoặc đạp thật sâu mà phanh vẫn chưa ăn hẳn hoặc lúc ăn lúc không ăn, thì bàn đạp phanh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân.  Người lái xe đạp phanh rất dễ  bị xảy ra hiện tượng mất phanh, không ăn phanh. Bàn đạp phanh ô tô bị tụt xuống, với chiều cao thấp hơn so với tiêu chuẩn là một trong những vấn đề không ít chủ xe gặp phải. Vạy vì sao lại xảy ra tình trạng thế này?…Bài viết dưới đây là một số nguyên nhân gây nên việc bàn đạp chân phanh bị “thấp” và cách để bảo dưỡng phanh ô tô càng sớm càng tốt.

Thiếu dầu phanh

Thiếu dầu phanh

Thiếu dầu phanh một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bàn đạp phanh bị thấp hoặc hẫng. Dầu phanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phanh. Khi người lái đạp phanh, piston trong xy lanh sẽ được nén lại. Làm áp suất dầu trong đường ống tăng cao, đẩy dầu di chuyển đến phanh ở bánh xe. Má phanh sẽ ép chặt vào đĩa phanh. Ma sát này giúp giảm tốc độ xe.

Nếu xe bị thiếu dầu phanh, áp lực ở bàn đạp phanh sẽ bị thấp. Khiến bàn đạp phanh bị thấp. Theo định kỳ cần thêm dầu phanh hoặc thay mới dầu phanh. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp dầu phanh bị hao hụt nhanh hơn bình thường.

Nếu má phanh vẫn tốt mà dầu lại hết nhanh thì đa phần là do đường ống dầu phanh bị rò rỉ. Để biết chính xác cần kiểm tra các vị trí mối nối. Các vị trí đầu nối, khu vực liên kết phần cố định. Và phần di động là những nơi dễ bị hở, rò rỉ nhất.

Ngoài ra, dầu chân phanh bị hao hụt nhanh còn có thể do đuôi xy lanh bị hở. Vì vậy, cũng nên kiểm tra đuôi xy lanh xem có dầu ở đệm không. Nếu có thì cần phải thay xy lanh.

Bên cạnh đó cũng cần phải kiểm tra lại lượng dầu phanh còn lại có sử dụng được nữa không. Bởi theo nhiều thợ sửa chữa ô tô chia sẻ, nếu dầu phanh sậm màu nghĩa là dầu bị bẩn nhiều do bụi đất và tạp chất. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của chân phanh. Vì thế cần thay mới dầu phanh. Lưu ý, trước khi châm dầu phanh mới vào nên lau sạch miệng bình để tránh bụi bẩn rơi vào trong. Gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống phanh.

Đĩa phanh, tang trống bị đảo

Bầu trợ lực phanh có vấn đề

Điều kiện cần có để kích hoạt phanh là ổ trục giữ bánh phải nằm đúng vị trí quay. Nếu bị lệch trục sẽ khiến đĩa phanh và tang trống đảo. Hiện tượng dẫn đến việc má phanh sẽ tuột hẳn vào trong khi bánh xe quay.

Lúc này dù người lái đạp phanh sát sàn đi chăng nữa thì dầu phanh cũng không thể tạo đủ áp lực để bù vào để kích hoạt lực ma sát ở má phanh. Trong trường hợp này, để xử lý nhanh người lái cần đạp nhồi phanh nhiều lần liên tục. Để hệ thống đẩy được lượng dầu vào khe hở. Và kích hoạt ma sát ở má phanh. Để khắc phục triệt để cần kiểm tra và chỉnh lại ổ trục bánh xe.

Khí lọt vào đường ống dẫn dầu, xy lanh phanh

Một nguyên nhân khác có thể khiến chân phanh ô tô chạm sàn đó là khí lọt đường ống dẫn dầu hay xy lanh phanh. Khi không khí lọt vào đường ống phanh sẽ làm đường ống bị nghẽn. Dầu không thể dịch chuyển trong đường ống. Để xử lý cần phải xả gió.

Khi xả gió cần lưu ý thực hiện theo thứ tự từ bánh xe xa xy lanh chính nhất rồi mới đến các bánh xe gần xy lanh. Thông thường người ta bắt đầu từ bánh sau rồi đến bánh trước. Các bánh thường có thiết kế để người dùng xe dễ dàng thực hiện quá trình xả gió cho xe. Bởi bánh sau có một ốc xả gió và tương tự với bánh trước. Sau khi đã xả gió xong, bàn đạp bị thấp hoặc hẫng sẽ trở nên cứng hơn. Nên chạy xe thử một vòng xem độ cao bàn đạp phanh đã ổn chưa.

Xy lanh chính bị trục trặc

Bàn đạp phanh ô tô được kết nối với xy lanh chính bằng một thanh đẩy. Xy lanh chính này tạo ra áp suất dầu để kích hoạt phanh. Nếu xy lanh chính bị trục trặc sẽ dễ khiến bàn đạp phanh bị nhẹ, bị tụt thấp.

Trường hợp các gioăng cao su giữ dầu phanh bên trong xy lanh chính bị mòn, rách làm dầu rỏ rỉ. Khi đạp chân phanh sẽ thấy có cảm giác xốp. Để xử lý cần sửa chữa hoặc thay thế xy lanh chính.

Bầu trợ lực phanh có vấn đề

Bầu trợ lực phanh ô tô nằm ở giữa bàn đạp phanh và xy lanh chính với vai trò khuếch đại lực phanh. Giảm bớt lực đạp chân phanh cho người lái. Nếu trợ lực phanh có vấn đề, cảm giác phanh sẽ thay đổi như phanh bị nặng hơn hoặc nhẹ hơn, quãng đường phanh dài…

Má phanh bị mòn

Má phanh bị mòn

Má phanh ô tô bị mòn cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành trình bàn đạp phanh, làm bàn đạp phanh ô tô bị thấp, bị hụt, hẫng…

Trên đây là các nguyên nhân thường gặp khiến bàn đạp bị thấp hoặc hẫng. Khi bàn đạp phanh ô tô có dấu hiệu bất thường, chủ xe nên sớm kiểm tra và xử lý. Bởi nếu chậm trễ không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả phanh, tính an toàn khi lái xe mà còn dễ khiến tình trạng lỗi ngày càng nghiêm trọng hơn. Để tránh các lỗi phanh như phanh bị nặng, bàn đạp phanh bị thấp… chủ xe nên chủ động kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của ASB.

Nguồn: Danchoioto.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *