Posted on 1,572  

Các dòng xe nhập khẩu như Spacy, Honda SH, Liberty thường bật đèn và không có nút điều khiển bật và tắt. Vậy tại sao dòng xe máy nhập khẩu từ Châu Âu này luôn có chế độ đèn sáng cả ngày?

Ở châu Âu, Bắc Mỹ và các thị trường khác, họ buộc phải bật chế độ đèn sáng suốt cả ngày để cải thiện tầm nhìn của các phương tiện khác và tránh tai nạn khi tham gia giao thông. Thiết kế này được gọi là đèn chạy ban ngày (DRL). Ánh sáng này thường có màu trắng, vàng hoặc là màu hổ phách.

DRL có thể được hình thành bởi các đèn chiếu xa riêng biệt hoặc đèn chiếu gần (cos) với cường độ lớn thường gặp ở ô tô. Với công nghệ tiên tiến ngày nay, các công ty thường kết nối bóng đèn LED của riêng họ để tạo ra hệ thống đèn thân thiện với môi trường và dễ dàng nhận biết.

DRL được phát triển từ những năm 1970, ban đầu ở các nước Bắc Âu (nơi mà vẫn còn rất tối vào mùa đông), và tầm nhìn đã bị giảm. Vào tháng 2 năm 2011, Liên minh Châu Âu đã đưa quy định xe có đèn bật sáng ban ngày vào luật bắt buộc. Hiện tại, ngoài Châu Âu, một số quốc gia và các khu vực khác cũng cần phải có đèn sáng ban ngày, chẳng hạn như Úc, Mỹ.

Tại châu Âu, để đảm bảo an toàn, trước hết hãy xuất phát từ xứ sở sương mù London; cả ban ngày và ban đêm các phương tiện phải bật đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn.

Vì sao xe máy từ châu Âu đèn sáng cả ngày?

Hiện tại, ngoài Châu Âu, một số quốc gia và các khu vực khác cũng cần phải có đèn sáng ban ngày, chẳng hạn như Úc, Mỹ.

Đèn xe máy, như chung ta đa phần đều biết; có nhiệm vụ chiếu sáng đường giúp người sử dụng có thể nhìn rõ trong đêm tối. Ngoài ra, ánh sáng đèn còn cực kì quan trọng trong trường hợp đường đầy sương mù.

Ánh sáng vàng là ánh sáng có khả năng xuyên qua lớp trắng đục của sương nhiều nhất trong các dải màu, giúp người sử dụng an toàn hơn trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nhiệt.

Vì sao xe máy nhập thường “quên” tắt đèn?

Tại châu Âu, đầu tiên từ London – xứ sở sương mù; để đảm bảo an toàn; các phương tiện khi tham gia giao thông phải bật đèn cả ban ngày. Tiếp theo, các nước châu Âu với hệ thống đường cao tốc mà các phương tiện được chạy với tốc độ rất cao thấy rằng các xe phát hiện ra nhau từ rất xa nếu bật đèn ban ngày.

Cũng chính vì lẽ đó mà hầu hết các phương tiện (trong đó có môtô; xe máy) đều mặc định sử dụng đèn ban ngày mà không có công tắc tắt.

Tại châu Á, năm 1990, Nhật Bản cũng bắt đầu nhận thức được lợi ích và văn hóa giao thông bằng đèn. Cụ thể xe Cub 82/89; các dòng xe khác sản xuất từ thời gian này không có công tắc đèn. Các xe máy này khi nhập vào Việt Nam đã được chế thêm một công tắc nhỏ dưới tay ga để tắt đèn vào ban ngày; tiết kiệm điện.

Mặc dù là đất nước nhiều nắng nhưng Thái Lan đã sớm nhận thấy lợi ích của việc bật đèn ban ngày; đặc biệt với môtô; xe máy. Người lái xe ôtô có thể phát hiện các xe máy đi cùng chiều ở phía sau thông qua gương chiếu hậu từ rất xa; giảm thiểu được tai nạn khi cho xe rẽ phả; rẽ trái, nhất là khi đi trên quốc lộ.

Người ta còn phát hiện ra rằng khi đi đường đồi núi; quanh co; đường khuất tầm nhìn có gắn gương cầu lồi; các xe ngược chiều vào cua phát hiện được các xe ngược chiều từ xa. Từ đó Thái Lan ra quy định về việc bật đèn xe ban ngày.

Bật đèn sáng cả ngày để đảm bảo an toàn

Xe nhập về Việt Nam có nên “chế” thêm công tắc đèn

Có một thực tế là những chiếc xe máy “quên tắt đèn” nhập khẩu châu Âu; Nhật Bản hay Thái Lan khi về Việt Nam; thường được chủ nhân của chúng đem ra cửa hàng sửa xe chế thêm công tắc tắt đèn ban ngày.

Theo các chuyên gia kỹ thuật; đó là điều không nên bởi bộ phận này sẽ ảnh hưởng đến ắc quy và bộ sạc.

Bởi bản thân đèn ban ngày hoạt động theo thiết kế của nhà sản xuất nên người dùng có thể yên tâm về tuổi thọ của bóng đèn cũng như ắc quy. Chỉ có một phiền toái duy nhất; chủ xe sẽ thường xuyên phải nghe lời nhắc “tắt đèn” khi chạy xe vào ban ngày.

Quy định về đèn cho xe máy tại các nước Châu Âu

– Xe máy cần sáng đèn bất kể ngày hay đêm.

– Xe máy không đủ tiêu chuẩn tham gia giao thông khi chóa đèn bị sơn khuất khiến xe không thể chiếu sáng hoặc đèn xe không sẵn sàng khi xe được đưa vào sử dụng

– Bất kì đèn nào cho dù được bật nhưng không nằm trong kết cấu ban đầu của xe thì chiếc xe đó vẫn tính là không có đèn.

– Đèn xe; nếu đấu không trực tiếp vào xe mà đấu từ nguồn điện ngoài xe là vi phạm; không đạt đủ tiêu chuẩn đèn xe.

– Xe phải có đủ đèn báo hiệu khi dừng xe; giảm tốc…

Xe phải sáng để báo hiệu cho các xe khác tránh gây tai nạn khi có sương mù

Nước nào trên thế giới bắt buộc bật đèn xe cả ngày?

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng quy định “các phương tiện tham gia giao thông phải bật đèn xe cả ngày” để đảm bảo sự an toàn cho người đi đường.

Trên thực tế, các nước Bắc Âu là nơi khởi xướng cho quy định bật đèn xe này do trời mùa đông tối cả vào ban ngày.

Tại một số nước như Đức; Tây Ban Nha; Pháp cũng áp dụng quy định này nhưng chỉ vào một số thời điểm nhất định trong một năm. Đáng chú ý, quy định bật đèn xe khi đi lại ở những khu vực thưa dân cư được áp dụng tại Ý; Hungary và Romania.

Không chỉ ở châu Âu; tại châu Mỹ, Canada cũng yêu cầu các mẫu xe nhập khẩu hay được sản xuất trong nước sau 1/1/1990 phải được trang bị đèn nhận diện ban ngày. Mỹ là nước tiếp theo tại khu vực này có đề xuất bật đèn ban ngày lên chính phủ; song vẫn chưa được phê duyệt.

Tại khu vực châu Á, Nhật Bản; Hàn Quốc hay Đài Loan là những nước tiêu biểu cũng đã thực hiện việc “bắt buộc bật đèn xe cả ngày” từ những năm đầu của thập niên 90.

Nhiều nước Đông Nam Á cũng đã áp dụng quy định này và ghi nhận tỷ lệ giảm tai nạn giao thông đáng kể như: Thái Lan; Indonesia, Singapore, Philippines…

Nguồn: Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *