Posted on 969  

Sau một thời gian sử dụng, bộ phận của xe máy sẽ bị mài mòn hoặc hư hỏng. Vì vậy, trong một khoảng thời gian nhất định, bạn cần thực hiện bảo dưỡng xe thường xuyên để kiểm tra, sửa chữa. Đặc biệt hơn là thay thế phụ tùng theo đúng kế hoạch. Việc bảo trì thường xuyên sẽ tránh được hư hỏng và phát hiện ra lỗi kịp thời. Có như vậy, vừa có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo khả năng vận hành và an toàn cho mỗi chuyến đi.

Thường người dùng xe máy sẽ chú ý đến việc bảo dưỡng các bộ phân như bugi, lọc gió, nước làm mát cho xe… Nhưng không phải ai cũng chú ý đến những chi tiết nhỏ như thay dầu, kiểm tra lốp. Hoặc là tìm hiểu về các linh kiện xe, hay giữ lại hóa đơn sau những lần bảo trì. Tuy nhỏ vậy nhưng đây là những điều bạn không được bỏ qua khi đi bảo trì xe. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những vấn đề này.

Quy trình bảo dưỡng xe máy

Quy trình bảo dưỡng xe máy

Đối với phần đầu xe, có 9 bước bao gồm: cân hai vành, sơn chống gỉ hai vành, sơn chống gỉ gầm xe, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm sóc trước, bảo dưỡng phanh trước, chỉnh còi, bảo dưỡng dây công tơ mét, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.

Đối với phần động cơ, cũng có 9 công đoạn như sau; bảo dưỡng chế hoà khí, xúc rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu; vệ sinh bu-gi, căn chỉnh xúp-páp, bảo dưỡng mô-tơ đề; điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, kiểm tra dầu máy. Đối với hệ thống truyền lực, có ít nhất 8 công đoạn gồm: bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng giảm xóc sau, bảo dưỡng phanh sau, tra mỡ trục càng sau, tán rút rive biển số chống rung, kiểm tra cần khởi động giàn để chân, xiết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe, và cuối cùng là rửa xe.

Những điều không được bỏ qua

Bảo dưỡng xe máy cũng tương tự như việc con người đi khám sức khỏe định kỳ để tìm ra những bệnh tiềm ẩn, cũng như sửa chữa và thay thế linh kiện kịp thời để đảm bảo chiếc xe bền và vận hành ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đi bảo dưỡng xe thế nào cho đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý bạn không nên bỏ qua khi bảo dưỡng xe máy.

Vệ sinh xe

Xe máy đi dưới trời mưa sẽ bị bám rất nhiều bùn đất và động cơ cũng như ống xả. Nếu không rửa sạch xe thường xuyên thì chính những bụi bẩn, bùn đất bám vào thành động cơ hay ống xả sẽ ngăn cản lượng nhiệt được tỏa ra trong quá trình hoạt động khiến cho động cơ không được làm mát một cách tốt nhất. Xe bẩn sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ cũng như hư hỏng một số bộ phận khác. Vì vậy, nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ xe máy, vừa để đảm bảo xe luôn mới mẻ vừa giúp nâng cao hiệu suất của động cơ đồng thời nâng cao hiệu quả của việc sử dụng xe máy.

Chú ý đến yên xe

Phơi mưa nắng, yên xe nhanh bạc màu và lão hóa. Dù bộ khung xe không tỳ vết, nhưng sẽ không tốt nếu yên xe trông cũ và hư hại. Trước khi làm sạch, hãy dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn. Nếu bỏ qua bước này, những hạt bụi sẽ cào xước bề mặt da. Sau khi thổi sạch, sử dụng chất tẩy rửa xe chuyên dụng. Chất tẩy chứa nhiều kiềm hoặc axit sẽ làm bề mặt da bạc màu, mục. Sau đó làm sạch chất tẩy bằng nước và bọt biển, bước cuối cùng lau khô. Nếu bề mặt da có dấu hiệu bạc màu, biện pháp đơn giản là dùng xi đánh bóng có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Cần bảo dưỡng ắc quy

Cần bảo dưỡng ắc quy

Ắc-quy không đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên, thêm nữa các bước thực hiện cũng khá đơn giản. Bất cứ lúc nào máy đề yếu hoặc vài tuần không chạy xe thì đó là lúc bạn cần nạp cho ắc-quy thay vì để nó tiếp tục phóng điện.

Với ắc-quy axit, định kỳ hàng tháng kiểm tra mức dung dịch trong bình. Nếu thiếu cần bổ sung nước cất hoặc đã khử ion. Các điện cực cũng cần được giữ sạch tới mức hoàn hảo để tránh bị mô-ve: làm sạch muôi, lớp trầm tích hoặc lớp oxi hóa bên ngoài. Nên kiểm tra ắc-quy bằng cả vôn kế và dụng cụ do tỷ trọng.

Thay dầu nhớt, linh kiện thường xuyên

Khi đi xe máy thì cần phải kiểm tra và thay thế dầu nhớt định kỳ. Để đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả thì cần phải lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp nhất, và chỉ sử dụng một loại dầu nhớt cho động cơ.

Thay linh kiện quá tuổi thọ: Định kỳ thay bu-gi sau 16.000 km. Tuổi thọ của bu-gi có thể khác nhau tùy vào loại xe. Hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng để đưa ra quyết định tốt nhất. Cũng cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bu-gi để chọn đúng loại. Ví dụ như bu-gi Irdiun dùng cho một số loại xe đặc biệt. Giống như trên xe hơi, cũng nên định kỳ thay dầu sau 1.500 – 2.000 km. Sao nhãng thay dầu là một trong những lỗi phổ biến khiến động cơ mau hỏng.

Săm và lốp xe

Kiểm tra săm lốp cũng là một bước quan trọng trong quá trình bảo dưỡng xe máy. Săm lốp là một trong những bộ phận ảnh hướng lớn tới sự an toàn của người lái xe khi di chuyển. Nếu đang di chuyển trên đường với tốc độ cao mà bị thủng săm; hay đi xe dưới trời mưa với chiếc lốp xe còn rất ít ma sát sẽ khiến bạn có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Vì thế trong quá trình sử dụng xe cần phải thường xuyên kiểm tra săm lốp; và thay thế những loại săm lốp chính hãng nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và xe khi vận hành.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi sử dụng xe máy tốt nhất là nên định kỳ 6 tháng/lần; đưa xe đi bảo dưỡng để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Giá của linh kiện

Giá của linh kiện

Tìm hiểu giá của linh kiện, phụ tùng: Hiện nay, một số hãng xe lớn như Honda, Yamaha, Suzuki… đều có danh mục và giá phụ tùng niêm yết rất rõ tại các trang web chính thức của hãng, bạn đọc sử dụng điện thoại hoặc máy tính rất dễ dàng có thể tra cứu và tìm thông tin nhanh chóng.

Phải giữ hóa đơn sau mỗi lần bảo dưỡng

Thông thường, các cửa hàng sửa xe sẽ sử dụng luôn hóa đơn bán hàng là phiếu bảo hành ;để đối chiếu và bảo hành phụ tùng đã thay thế. Theo tìm hiểu, tùy một số thương hiệu; mức giá khác nhau mà thời gian bảo hành có thể tăng lên. Ví dụ ắc quy có thể bảo hành lên tới 6 tháng, bu-gi khoảng 6 tháng đến 1 năm…, một số phụ tùng hao mòn theo thời gian như má phanh; hay bóng đèn xi-nhan, đèn chiếu sáng… thông dụng sẽ không được bảo hành.

Bạn đọc nên cất giữ cẩn thận hóa đơn bán hàng,; đây chính là căn cứ để có thể yêu cầu được sửa chữa và thay mới phụ tùng nếu như phụ tùng đó kém chất lượng. Đặc biệt, tại những cửa hàng sửa xe vãng lai; bất đắc dĩ mới phải sửa thì bạn đọc càng nên hỏi rõ thông tin; cũng như thời gian bảo hành của từng phụ tùng, cần thiết có thể yêu cầu chủ cửa hàng ghi rõ thời gian bảo hành vào hóa đơn đó.

Nguồn: Vov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *